Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

Anh em không thể vừa làm tôi
Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền
Của được (Lc 16,13)

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011






Nhưng Cha đã mặc khải cho những người bé mọn (Mt 11,25)

Chuyện người nhặt xác hài nhi

Gần 10 năm nay, có một bà cụ đã bước sang tuổi 73 vẫn ngày ngày lặn lội khắp nơi để nhặt những thai nhi bị bỏ rơi đem về chôn cất. Đó là bà Phạm Thị Cường, ngụ xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng - Nam Định.

Bà bộc bạch: “Hãy yêu thương những linh hồn bé nhỏ bị bỏ rơi kể cả khi chúng đã qua đời, bởi những đứa trẻ tội nghiệp ấy đã gánh thay chúng ta những tai họa ở trần gian”.


Không thể kìm lòng

Ở làng quê nghèo ven biển xã Nghĩa Thắng, không ai còn lạ với hình ảnh một người đàn bà đã vào cái tuổi thất thập cổ lai hy ngày ngày âm thầm đi gom nhặt thi hài những đứa trẻ khắp nơi về chôn cất.

Trên đường về Nghĩa Thắng, khi hỏi thăm nhà bà Cường, chúng tôi đã được nghe nhiều câu chuyện về bà qua những nông dân ở vùng quê này. Ở nơi đây, mọi người vẫn trìu mến gọi bà là bà Hương “hài nhi”, có lẽ một phần cũng do những công việc mà bà đã và đang làm.

Bà Cường năm nay đã 73 tuổi. Đó là một bà cụ hiền lành, phúc hậu. Đã gần 10 năm nay, không quản ngày nắng cháy da cháy thịt hay đêm đông lạnh giá, bà vẫn lặn lội khắp mọi ngả đường của huyện Nghĩa Hưng, đặc biệt là khu vực thị trấn Đông Bình, để nhặt các hài nhi xấu số bị phá bỏ về chôn cất.

Cuộc sống của bà Cường chỉ trông vào gánh bán rau quả và những đồ tạp hóa ở khu chợ Đông Bình. Nơi đây có một số cơ sở nạo phá, hút thai nhi. Mỗi ngày có hàng trăm ca nạo phá thai đã diễn ra, một phần công khai còn chủ yếu là bí mật, cũng đồng nghĩa với việc hàng trăm hài nhi bị vứt bỏ.

Trong câu chuyện với bà Cường, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nghe thấy tiếng thở dài của người phụ nữ đã ở tuổi gần hết cuộc đời về những chuyện lắt léo nhân tình thế thái của cuộc sống.

Bà nói như oán trách: “Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhiều người sống càng buông thả hơn. Ngày càng nhiều các cô gái đến các phòng khám ở Đông Bình để phá thai cũng đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều đứa trẻ vô tội phải đi theo những vết kéo oan nghiệt. Mỗi lần nhìn thấy thi hài của các cháu bị vứt bỏ nơi đầu đường, xó chợ tôi lại không thể kìm lòng, càng thương các sinh linh bé nhỏ bơ vơ chưa kịp cất tiếng khóc chào đời đã phải chịu thay tội vạ mà cha mẹ chúng đã gây ra. Đáng trách quá!”.

Bị cười chê là… khùng!

Gần 10 năm nay, họ đã tìm nhặt và an táng hơn 3.000 sinh linh bé bỏng.

Cuộc sống như một định mệnh mà ở đó luôn thường trực cơ duyên của những tấm lòng nhân ái. Tưởng chừng như chỉ có mình bà Cường đi làm công việc “kỳ khôi” là gom nhặt và an táng cho những linh hồn bé nhỏ nhưng bà lại gặp được người bạn cùng chí hướng.

Đó là ông Vũ Văn Bao, người cùng thôn, cũng âm thầm làm công việc tạo phúc đức như bà. Hai con người, hai số phận nhưng họ có chung một tấm lòng nhân ái với những số phận bất hạnh. Họ gặp nhau rồi ngày ngày lại cùng nhau thực hiện một công việc chung, một ơn nghĩa để đời.

Từ đó đến nay, ngày ngày người dân xã Nghĩa Thắng thường gặp cảnh hai người đều đã ở tuổi xưa nay hiếm lóc cóc trên những chiếc xe đạp cà tàng, đạp hàng chục cây số. Họ rong ruổi trên những nẻo đường, tìm bới trên từng bãi rác, thậm chí đến tận các cơ sở nạo hút thai, bệnh viện để… xin thi hài về chôn cất.

Bà Phạm Thị Cường thắp nhang cho những hài nhi xấu số

Những hài nhi nhặt về, bà Cường cùng với ông Bao tỉ mẫn cho vào những bát hương hoặc tiểu sành nhỏ. Bà Cường tâm sự: “Những ngày đầu, tôi thường bị người đời cười chê cho là khùng nhưng dần dần, họ hiểu nên cũng có vài người đi làm cùng”.

Nhiều lúc bà Cường cũng nản khi có quá nhiều đứa bé bị nạo hút như vậy. Nhiều lúc bà định dừng công việc này nhưng lại nghĩ đến những đứa trẻ bơ vơ, sống không thấy mặt cha mẹ, chưa kịp chào đời đã bị bỏ rơi.

Bà lại thấy mình không thể đứng nhìn được, phải làm việc gì sao cho có ích. “Vì vậy, tôi không kể gì là gian khổ, mưa nắng hay ngày đêm, lúc nào nghe tin ở đâu đó có thi hài bị bỏ rơi là lại tìm đến để xin về mai táng”- bà Cường cho biết.

Nghĩa trang Quần Vinh trong một chiều mùa hạ, bà Cường lặng lẽ thắp những nén nhang thơm lên phần mộ của những hài nhi xấu số. Rồi bà nói trong tiếng nấc: “Các con chưa kịp chào đời đã phải trả giá cho sai lầm của những kẻ sinh thành nên các con. Bà thắp nén nhang thơm, mong các con được an nghỉ”.

Bà Cường với công việc bán tạp hóa mưu sinh hằng ngày


Bên ngôi mộ chung được xây dựng khá kiên cố và sạch sẽ, bà cho biết nó được một nhà hảo tâm trong TPHCM gửi tiền ra để xây cho các cháu. “Gần chục năm nay, chúng tôi đã an táng cho hơn 3.000 sinh linh bé bỏng tại nơi này”- bà não nề.

Nhìn những bát hương bên trên có gắn xi măng và được đánh dấu rất chi tiết, mà theo bà Cường mỗi bát hương đó là một đứa trẻ, tôi không khỏi chạnh lòng suy nghĩ. Một địa phương nhỏ như Nghĩa Hưng mà gần chục năm đã có hàng ngàn em bé bị bỏ rơi và chết đi khi chưa kịp chào đời! Đó quả thực là con số quá đau lòng.

Càng thương các cháu nhỏ bao nhiêu, tôi lại càng khâm phục những con người như bà Cường và ông Bao bấy nhiêu. Những việc họ làm không chỉ mang ý nghĩa nhân ái mà đó là hành động cao cả trong cuộc chiến bảo vệ quyền sống của con người, giúp chúng ta nhận ra một thực tại đau lòng, ngẫm về việc sống buông thả của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã để lại những hậu quả đau lòng.

Cầu mong… thất nghiệp

Tuy hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, bản thân lại già yếu nhưng lúc nào bà Cường cũng hiển hiện niềm tin cuộc sống và tình thương yêu con người.

Tâm sự với chúng tôi, bà Cường không mong ước điều gì ngoài việc mình được… thất nghiệp. Bà mong sẽ không còn phải ngày ngày đi làm công việc thu gom xác hài nhi đầy đau đớn này nữa.

Tuy vậy, bà Cường vẫn khẳng định: “Tôi sẽ tiếp tục công việc này cho đến khi nào còn sức khỏe. Tôi sẽ tiếp tục đi thu gom những hài nhi xấu số về chôn cất, bởi theo tâm niệm của tôi, những đứa trẻ tội nghiệp đó đã quá bất hạnh. Tôi quyết không để các cháu cô đơn mặc dù đã rời trần thế”.

Chúng tôi rời nghĩa trang Quần Vinh khi mặt trời đã tắt. Nhìn những ngôi mộ của các sinh linh bé nhỏ, chúng tôi biết các cháu đã có giấc ngủ yên bình bởi các cháu được những người dù không trực tiếp sinh thành nhưng luôn làm tất cả để bảo vệ giấc ngủ bình yên cho mình ở nơi vĩnh hằng.

Ngày mới sẽ đến, hy vọng sẽ không còn cảnh những bào thai bị vứt bỏ nữa để những người như bà Cường hay ông Bao sẽ được nghỉ ngơi và xã hội sẽ không còn những cảnh đau lòng.

Ám ảnh


Bà Cường vừa rót nước trà mời khách vừa tâm sự về “cơ duyên” dẫn mình đến cái nghiệp làm phúc này. Bà cho biết vẫn nhớ như in ngày 8-3-2002. Trên đường đến chợ Đông Bình để bán rau, khi đi đến cầu Đông Bình, bà Cường thấy có một túi ni lông màu đen, ruồi muỗi bám đen.

“Lúc đầu tôi cứ nghĩ đây là túi rác của gia đình nào đó ném ra đây. Nhưng rồi đi được một đoạn, tự dưng trong người tôi như có lửa đốt, cứ bồn chồn chẳng yên, đặc biệt là hình ảnh chiếc túi màu đen cứ như ngay trước mắt mình. Đứng lại suy nghĩ một lúc, tôi quyết định quay lại xem bên trong túi bóng đó chứa thứ gì”- bà Cường nhớ lại.

Bà Cường bàng hoàng và đau xót khi chứng kiến một hài nhi đang thoi thóp thở, thân thể bị kiến bu đầy nhưng đôi mắt bé mở to nhìn bà chằm chằm như muốn nài nỉ, van xin.

“Tôi đem đứa bé về nhà, lau rửa sạch sẽ rồi đi xin sữa cho cháu bú nhưng cũng chỉ được ít phút sau, cháu đã tắt thở. Tôi cứ bị ám ảnh mãi ánh mắt của cháu, cứ đau đáu nhìn tôi. Nhiều đêm trăn trở suy nghĩ, tôi quyết định phải làm một việc gì đó chứ không thể để những cảnh thai nhi bị người ta bỏ đi mà không hề được chôn cất”- bà Cường tâm sự.

Bài và ảnh: Khánh Linh

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011



Phần anh, hãy theo Thầy. (Ga 21, 22)




 
 
Thứ Bảy sau Chúa Nhật VII Phục Sinh
Lời Chúa: 
Ga 21,20-25
20Ông Phêrô quay lại, thì thấy người môn đệ Đức Giêsu thương mến đi theo sau; ông này là người đã nghiêng mình vào ngực Đức Giêsu trong bữa ăn tối và hỏi: "Thưa Thầy, ai là kẻ nộp Thầy? " 21Vậy khi thấy người đó, ông Phêrô nói với Đức Giêsu: "Thưa Thầy, còn anh này thì sao? " 22Đức Giêsu đáp: "Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh, hãy theo Thầy." 23Do đó, mới có tiếng đồn giữa anh em là môn đệ ấy sẽ không chết. Nhưng Đức Giêsu đã không nói với ông Phêrô là: "Anh ấy sẽ không chết", mà chỉ nói: "Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? " 24Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực. 25Còn có nhiều điều khác Đức Giêsu đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra.

Suy niệm: 
Một người đi trên đường gặp một người khác đi về phía mình, điều lạ là trên tay người ấy sách một thùng nước, tay kia cầm một bó đuốc cháy sáng. Người nọ hiếu kỳ hỏi người ấy là ai? Tại sao trong tay lại có bó đuốc và thùng nước?
Người kia trả lời: “Ta là thiên thần”, ta định lấy thùng nước này dập tắt lửa địa ngục, còn đuốc này ta đốt hết nhà cửa tốt đẹp.
Dập tắt lửa địa ngục con có thể hiểu được, nhưng thiêu hủy thiên đàng thì vô lý?
Thiên thần nói: "Ta muốn thử xem loài người có ai yêu mến Chúa, vì giữ luật Chúa hay chỉ vì sợ địa ngục mà muốn được thiên đàng” .
Bài Phúc âm cho chúng ta thấy tình yêu chân thật, trong trắng vô điều kiện và vô vị lợi giữa Chúa Giêsu và môn đệ Gioan, đây là mẫu gương tin tưởng tốt đẹp mà chúng ta nên bắt chước. Đoạn Phúc âm nói môn đệ là người được Chúa Gỉêsu yêu mến và là người dựa vào ngực Chúa Giêsu trong bữa ăn tối. Vị môn đệ ấy là Gioan, anh em Giacôbê con của Giêbêđê , là người môn đệ đứng dưới chân Thánh giá và Chúa Giêsu đã trối lại Mẹ mình cho người lo lắng. Khi Chúa chết thì Gioan và Đức Mẹ về ở tại Êphêsô.
Gioan chết lúc 90 tuổi. ông là vị Tông đồ duy nhất trong các Tông đồ đã chết vì bệnh già , chứ không chết vì tử đạo như các Tông đồ khác. Gioan là Tông đồ và là thánh sử nổi tiếng viết về Tình Yêu Thiên Chúa. Người viết bằng kinh nghiệm chính bản thân mình, vì người là bạn chí thân của Chúa Giêsu, người yêu Chúa và cũng được Chúa yêu đặc biệt.
Đây là bài học cho ta về lòng yêu Chúa và yêu tha nhân. Người ta đặt câu hỏi: Tại sao Chúa Ciêsu là Thiên Chúa mà lại cũng yêu một Tông đồ hơn những Tông đồ khác? Ở đây, Chúa Giêsu đã tỏ ra mình là một con người giống như mọi người khác, chỉ trừ tội lỗi, nên cũng có những tâm tình như mọi người khác. Điều đó không có gì trái ngược với Tin Mừng cứu độ mà Người rao giảng. Người ta cũng có thể biện bác rằng tình thương cũng có thể trải rộng cho hết mọi người. Điều đó trên thực tế đúng nguyên tắc, nhưng làm thế nào để yêu thương mọi người trong thực tế, kể từ những người giàu có, những người gặp hằng ngày rồi những người gặp trong hoàn cảnh đặc biệt, những con người bằng xương bằng thịt, chứ không phải nhân loại nói chung chung.
Muốn học biết yêu thương thì hãy yêu thương từng người trong gia đình, dần dần ra những người bạn thân, rồi lan rộng đến mọi người. Nếu muốn khởi sự yêu thương từ những người xa ta hơn hết, đó chẳng qua chỉ là ý tưởng mơ hồ, mông lung, hay như những người nói rằng mình yêu thương nhân loại nhưng lại không chịu đựng được những người xung quanh mình. Yêu thương mọi người là sẵn sàng yêu thương những người mình gặp gỡ. Kế đến, muốn yêu thương cũng cần tập dượt cho có thói quen và cần thực tập với những người thân quen và quen biết thân cận, tập chấp nhận những cái hay cái dở của họ, dù nó có ngược với sở thích và ước muốn của ta, tập chấp nhận những phiền toái họ gây nên và sẵn sàng tha thứ, dù phải tha thứ nhiều lần. Chính trong những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống thường nhật như vậy mà ta học biết yêu thương và làm cho tình thương triển nở.
Bài Phúc âm còn dạy chúng ta về một thái độ phải có khi làm việc Tông đồ. Phêrô bận tâm về Gioan nên thắc mắc hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, còn anh này thì sao?”. Lắm khi chúng ta không lo tìm hiểu xem mình cần làm gì? Ý Chúa muốn mình làm gì? Mà chỉ lo xem người khác làm gì rồi so sánh làm theo hay làm ngược lại. Chúng ta có tài sản, thời giờ, khả năng thì hãy đóng góp vào việc Chúa hết sức mình, không cần gì ngó trước nhìn sau để so bì với người khác, như lời Chúa nói “phần con, con hãy theo Thầy”.
Cầu nguyện: 
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa hằng mong muốn chúng con trở nên bạn nghĩa thiết của Chúa. Chúa muốn chúng con được ở lại trong tình yêu của Chúa. Chúa muốn hoà nhịp vào cuộc đời chúng con để chia sẻ những lắng lo của kiếp người. Chúng con xin dâng cuộc đời cho Chúa. Chúng con xin tín thác cuộc đời cho lòng thương xót Chúa như môn đệ Gioan tựa sát bên lòng Chúa.
Lạy Chúa Giêsu mến yêu, môn đệ Gioan thật diễm phúc được tựa sát bên lòng Chúa để nghe nhịp đập yêu thương của Chúa. Ông đã cảm nghiệm sâu sắc tình yêu của Chúa. Ông hoàn toàn trung thành với Chúa. Khi gian nan. Khi đối đầu với sự dữ, Gioan vẫn trung kiên, vẫn theo Chúa cho đến cùng. Xin giúp chúng con được cảm nghiệm tình yêu Chúa dành cho chúng con như Gioan đã cảm nghiệm. Xin giúp chúng con biết sống kết hợp với Chúa một cách mật thiết, khăng khít để chúng con chỉ còn biết sống cho Chúa mà thôi!
Lạy Chúa, giữa cuộc đời đầy sóng gió nguy nan xin cho chúng con luôn trung thành với Chúa. Giữa cuộc đời luôn thăng trầm nổi trôi, xin cho chúng con biết tín thác vào Chúa. Xin giúp chúng con biết tựa sát cuộc đời trong sự quan phòng của Chúa để Chúa luôn là thuẫn đỡ, là thành luỹ che chở cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa, xin biến đổi những tâm tình của con để lòng con mỗi ngày trong trắng và yêu Chúa khăng khít hơn, trong mọi hành động cũng như trong mọi thái độ của con. Xin cho con chỉ biết lấy tình yêu Chúa làm công lực và chỉ có ý Chúa và gương của Ngài là ý hướng con phải nhìn theo và bắt chước. Amen.




Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian. (Ga 16,33)





Thứ Hai sau Chúa Nhật VII Phục Sinh
Lời Chúa: 
Ga 16,29-33
29Các môn đệ Người thưa: "Đấy, bây giờ Thầy nói rõ, chứ không còn dùng dụ ngôn nào nữa. 30Giờ đây, chúng con nhận ra là Thầy biết hết mọi sự, và Thầy không cần phải có ai hỏi Thầy. Vì thế, chúng con tin Thầy từ Thiên Chúa mà đến." 31Đức Giêsu đáp: "Bây giờ anh em tin à? 32Này đến giờ và giờ ấy đã đến rồi, anh em sẽ bị phân tán mỗi người mỗi ngả và để Thầy cô độc một mình. Nhưng Thầy không cô độc đâu, vì Chúa Cha ở với Thầy. 33Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian."

Suy niệm: 
Để sửa soạn cho ngày về trời, Giáo hội muốn nhắn nhủ con cái tới lòng tin vào Đấng đã sống kham khổ, đã chết, đã phục sinh và về Trời. Lòng tin đặt vào một Đấng vinh quang như thế là sự sống vững mạnh để đi tới cõi sống vĩnh cửu. Lòng tin là yếu tố quyết định sống và sống cho ra sống. Khi sống lại, Chúa Giêsu đã đặt giá trị cho đức tin là: “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,29). Không ai còn thấy được Ngài nhãn tiền nơi trần thế này nữa. Cho nên muốn được phúc của Chúa phải có lòng tin. Thánh kinh định nghĩa: “Tin là những sự chắc chắn về những sự vô hình” (Dt 1,11). Đức tin là sự trao mình hoàn toàn cho Thiên Chúa toàn năng. Đức tin không cho phép người ta dựa vào và đi tìm những gì gọi là khả giác nữa. Chúa nói: “đừng chạm vào ta, vì ta chưa về cùng Cha Ta” (Ga 20,17) là lời Chúa nhắn nhủ chị Madalena, và cả chúng ta hôm nay nữa. Nghĩa là bây giờ Chúa Phục sinh đã thuộc về một thế giới khác rồi. Nên chúng ta chỉ có thể ôm lấy Người trong đức tin. Nếu chúng ta cố tìm cho ra những dấu hiệu khả giác hữu hình sẽ bị Chúa phản đối khi Ngài nói “thế hệ cứng lòng tin này chỉ tìm những dấu lạ mà thôi” (Lc 11,29). Hãy coi Abraham, Tin là tín nhiệm vào Chúa, tin vào lời hứa tín thành để được một giòng dõi mặc dù ông đã già trăm tuổi và Sarah bạn ông là người son sẻ.
Đối với Giacaria, Tin là tín thác vào lời Sứ thần, mặc dù mọi sự xảy ra xem như ngược lại hẳn.
Đối với Maria, Tin là vững dạ vào lời Chúa sẽ làm cho sự trinh khiết của mình nên phong phú như bà Isave ca tụng “phúc cho em vì đã tin vào những lời Chúa thông báo. Và mọi thế hệ sẽ khen là em có phúc” (Lc 1,48). Đối với chúng ta tin là tin chắc chắn vào ơn cứu rỗi nơi đức Kitô. Chúa Kitô đã từng phàn nàn các tông đồ: “Hỡi những kẻ kém lòng tin” (Mt 8,26). Trong cơn bão táp cuống cuồng sắp sửa như vỡ thuyền, chết đuối, đáng lẽ họ phải tin rằng sức của họ ở ngay trong khoang thuyền, trong con người đang nằm ngủ trên thuyền kia. Chúng ta cũng cứ làm cho đời mình rối tơ vò như vậy. Nhưng cách giải quyết là ở đức tin. Bàn về đức tin, chúng ta được thánh Phaolô nhắc nhở rằng:
Đức tin cần phải được thử nghiệm ở từng cá nhân.
Một người có nhiều đức tin cũng vẫn bị thử thách.
Một trong những hình thức thử nghiệm đức tin là từ bỏ. Từ bỏ cả cái cao quí nhất cuộc đời là sự sống.
Nhiều khi đức tin đặt chúng ta vào những trường hợp hết sức nan giải.
Sự thử thách đức tin có khi liên can đến điều Chúa đã hứa trong quá khứ.
Thử thách xem có tin vào Chúa nữa không.
Có vững tin vào quyền năng của Thiên Chúa: “Có thể làm cho sống lại hoặc ban cho” như Abraham dám đem con mình đi sát tế vì ông tin Thiên Chúa có thể làm cho sống lại hoặc ban cho ông một đứa con khác.
Tin vào sự sống lại đem đến một niềm hy vọng.
Sau thử thách là phần thưởng Chúa cho biết khi thử thách đức tin, có người bỏ cuộc. Nhớ lại Chúa Giêsu cũng bị thử thách khi các môn đệ bỏ rơi giữa cô đơn, sự chết (Mt 27,31) nhưng nhớ rằng Chúa Kitô đã vượt qua tới phục sinh và về trời.
Đức tin là con mắt thần, là sức mạnh vũ bão. Người có đức tin trông thấy những điều kẻ khác không thể thấy được, làm được những cái kẻ khác không thể làm được.
Khi đứng trước lưỡi gươm trần của tên đao phủ đang giơ lên cao, thánh Phêrô Vêon vẫn hiên ngang tuyên bố: “Tôi tin”. Khi miệng bị chém không thể nói được nữa, ngài vẫn bình tĩnh lấy ngón tay thấm máu đang chảy ràn rụa trên mặt và viết trên mặt đất, nơi ngài sắp gục ngã làm của lễ, hai chữ: tôi tin. Đúng như lời thánh kinh: “Sự chiến thắng của tôi chính là đức tin kiên vững.
Cầu nguyện: 
Lạy Chúa Giêsu mến yêu, Chúa đã chiến thắng thế gian. Chúa còn hứa ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Đó là niềm vui và hạnh phúc cho chúng con. Vì từ nay chúng con có Chúa bảo vệ, nâng đỡ và chở che. Chúng con xin tín thác vào Chúa như con thơ nép mình trong cánh tay mẹ hiền. Xin cho chúng con luôn biết can đảm đối diện với thập giá trong cuộc đời. Xin đừng để chúng con vì nhút nhát, lười biếng mà trốn tránh bổn phận hằng ngày. Xin ban ơn trợ giúp để chúng con thắng vượt những cám dỗ tội lỗi và biết đứng lên làm lại cuộc đời sau những lần vấp ngã.
Lạy Chúa, xin củng cố đức tin còn yếu kém của chúng con bằng những ơn lành hồn xác, để mỗi ngày chúng con càng xác tín hơn về tình thương quan phòng của Chúa. Amen

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Thứ Sáu sau Chúa Nhật VI Phục Sinh
 
 
 
 
 
"Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui. (Ga 16,20) "
 
 
 
 
Lời Chúa: 
Ga 16,20-23a
20Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui. 21Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian. 22Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được. 23Ngày ấy, anh em không còn phải hỏi Thầy gì nữa. 
 
 
Cầu nguyện: 
Lạy Chúa, năm xưa Chúa đã nuôi dân riêng trên đường về đất hứa bằng bánh Manna từ trời, ngày nay trên hành trình về quê trời, Chúa đã ban cho chúng con Thánh thể Chúa làm thần lương dưỡng nuôi linh hồn chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Chúng con nguyện xin Chúa ban cho chúng con sự sống dồi dào của Chúa, để chúng con có thể trung tín với Chúa trong suốt cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chọn con đường khổ giá và hy sinh để tôn vinh Thiên Chúa Cha và cứu độ trần gian. Chúa đã dạy chúng con qua đau khổ mới tiến tới vinh quang. Xin cho chúng con biết dâng cho Chúa những hy sinh trong cuộc đời bác ái yêu thương mọi người. Xin Chúa cũng giúp chúng con biết từ bỏ những thói hư tật xấu để chúng con xứng đáng là con của Chúa. Xin giúp chúng con sẵn lòng vác thập giá bổn phận hằng ngày với niềm yêu mến Chúa nồng nàn và yêu mến tha nhân như chính mình.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn biết sống yêu mến tha nhân vì lòng yêu mến Chúa, để nhờ đó chúng con tìm thấy ý nghĩa đích thực cho những hy sinh của chúng con. Amen
Thứ Năm sau Chúa Nhật VI Phục Sinh
 
 
 
 
 
 
"Ít lâu nữa" nghĩa là gì? (Ga 16,18)
 
 
 
 
Lời Chúa: 
Ga 16,16-20
16"Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy." 17Bấy giờ vài người trong nhóm môn đệ của Đức Giêsu hỏi nhau: "Người muốn nói gì khi bảo chúng ta: "Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy" và "Thầy đến cùng Chúa Cha"? " 18Vậy các ông nói: "Ít lâu nữa" nghĩa là gì? Chúng ta không hiểu Người nói gì! " 19Đức Giêsu biết là các ông muốn hỏi mình, nên bảo các ông: "Anh em bàn luận với nhau về lời Thầy nói: "Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy". 20Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui. 

Cầu nguyện: 
Lạy Chúa Giêsu, Chúa là nguồn vui, là nguồn hạnh phúc cuộc đời chúng con. Có Chúa chúng con sẽ quên hết ưu sầu. Có Chúa chúng con sẽ không còn sợ những nguy nan của dòng đời. Có Chúa chúng con sẽ quên đi những nhọc nhằn, những khốn khó của cuộc đời nổi trôi. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin Chúa lưu lại trong chúng con. Xin Chúa ở cùng chúng con luôn mãi để chúng con được sống trong tình yêu của Chúa.

Lạy Chúa, cuộc đời hợp tan là lẽ thường tình. Cuộc đời có xum họp nên cũng có chia ly. Cuộc đời có vui, có buồn. Có gặp gỡ, có chia ly. Xin giúp chúng con đừng đánh mất niềm hy vọng trước những khổ đau của dòng đời. Xin giúp chúng con biết xây dựng đời mình trên đức tin kiên vững để chúng không buông xuôi, không thất vọng, nhưng luôn vững lòng cậy trông vào Chúa. Xin cho chúng con luôn chạy đến với Chúa khi gặp gian nan. Xin giúp chúng con luôn bám vào Chúa trước những sóng gió tư bề. Xin cho chúng con được tín thác vào Chúa như con thơ an vui trong sự chăm sóc của cha mẹ.

Lạy Chúa, xin Chúa lưu lại trong chúng con để chia sẻ với chúng con trong những thăng trầm của dòng đời. Xin Chúa ở cùng chúng con luôn mãi. Xin gìn giữ chúng con trong ân thánh của Ngài. Amen

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

Thứ Tư sau Chúa Nhật VI Phục Sinh
Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. (Ga 16,13)

Lời Chúa: 
Ga 16,12-15
12Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. 13Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. 14Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em. 15Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.


Suy niệm: 
Có thể nói hiểu biết là chìa khóa của sức mạnh. Tuy nhiên, không phải hiểu biết nào cũng tạo nên sức mạnh. Một sự hiểu biết chủ quan chỉ đưa con người đến mù lòa :mù lòa trong phán đóan, mù lòa trong hành động : lại có sự hiểu biết giả hiệu được gán cho những danh xưng hào nhóang, nhưng thực chất trống rỗng chẳng đưa con người tới đâu cả. Ba năm chung sống với Chúa Giêsu, biết bao lần được tiếp cận với lời Ngài giảng, việc Ngài làm, nhưng các môn đệ cũng chẳng hiểu gì nhiều về Ngài. Mỗi lần Ngài loan báo cuộc Tử nạn của Ngài là một lần các ông rơi vào lầm lẫn, thất vọng. Chính vì thế Chúa Giêsu hứa ban Thần Chân Lý, để khi Ngài đến, ngài sẽ đưa các ông vào tất cả sự thật, sẽ hiểu biết trọn vẹn về Chúa Giêsu, Đấng là Đường là sự thật và là sự sống. Đón nhận hiểu biết từ Thánh thần đối với các môn đệ là khám phá lại về Chúa Giêsu, vì Thánh thần sẽ dạy dỗ những điều đã lãnh nhận từ Ngài. Đây không phải là cái vòng luẩn quẩn hoặc dư thừa, bởi vì cho dù được sống với Chúa Giêsu ba năm, các ông vẫn chưa hiểu về Ngài.
Biến cố Hiện xuống lật lại trang sử cuộc đời Chúa Giêsu. Nếu trước đây các môn đệ được sống trong những trang sử ấy và đã chẳng hiểu gì, thì giờ đây nhờ sự trợ giúp của Thánh Thần, các ông sẽ đọc được ý nghĩa của các dấu chỉ. Phêrô sẽ không còn khó chịu khi thấy hai bàn tay đã từng làm phép lạ lại sẵn sàng đưa ra cho người ta bắt trói, ông cũng không hổ thẹn đến trốn chạy trước khổ hình Thập gái nữa. Nhờ thánh thần, Phêrô và Phaolô cũng như các môn đệ khác đã thực sự hiểu biết, một sự hiểu biết đem lại sức mạnh vì đã làm cho các ông được sát nhập vào Đức Kitô.
Người Kitô hữu chúng ta cũng được mời gọi hướng về Thánh thần, bởi vì không có Ngài, chúng ta sẽ chẳng khám phá ra Đức Kitô: không có Ngài, cái nhìn của chúng ta chỉ là cái nhìn chủ quan, và sự hiểu biết của chúng ta chỉ là sự hiểu biết hạn hẹp nông cạn.
Cầu nguyện: 
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã mạc khải tình yêu cứu độ của Chúa qua cái chết khổ hình thập giá. Chúa vẫn tiếp tục thể hiện tình yêu tự hiến trên thập giá mỗi ngày qua thánh lễ. Chúng con xin cảm tạ và ngợi khen tình yêu cao vời mà Chúa đã dành cho chúng con.
Lạy Chúa, nhờ sự tác động của Chúa Thánh Thần mà các tông đồ mới hiểu rõ về những biến cố diễn ra trong cuộc đời Chúa dưới ánh sáng Phục Sinh. Nhờ sự hiểu biết đó đã thay đổi đời sống các ngài. Từ những con người kém lòng tin. Từ những con người đầy yếu đuối bất toàn. Chúa Thánh Thần đã đổi mới các ngài nên phi thường để có thể thay đổi cả thế giới. Chúa Thánh Thần đã soi lòng mở trí để các tông đồ hiểu và can đảm ra đi loan báo tin mừng. Và cho đến hôm nay văn hoá ky-tô giáo đã bao trùm khắp địa cầu. Dù rằng có những người tin, và cũng có những người không tin, nhưng dầu muốn dầu không tin mừng của Chúa đã tác động đến muôn tâm hồn.
Xin Chúa cũng ban Thánh Thần của Chúa đến đổi mới cuộc đời chúng con. Xin làm cho chúng con nên những tông đồ dám làm chứng cho sự thật và can đảm đầy lùi bóng tối của tội lỗi, sa đoạ và bất công. Xin giúp chúng con biết nói không với tội lỗi và bước đi trong ánh sáng của lề luật. Xin Chúa Thánh Thần thánh hoá chúng con trong tình yêu của Chúa, nhờ đó chúng con luôn tìm được niềm vui trong cuộc sống. Amen

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Thứ Ba sau Chúa Nhật VI Phục Sinh
Lời Chúa: 
Lc 1,39-56
 
 
 
Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới (Lc 1,48)
Thứ Hai sau Chúa Nhật VI Phục Sinh
Lời Chúa: 
Ga 15,26_16,4a
 
 
 
Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu. (Ga 15,27) 
Chúa Nhật VI Phục Sinh
Lời Chúa: 
Ga 14,15-21
 
 
Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. (Ga 14,21)  
Thứ Bảy sau Chúa Nhật V Phục Sinh
Lời Chúa: 
Ga 15,18-21
 
 
Nhưng họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy. (Ga 15,21)
Thứ Sáu sau Chúa Nhật V Phục Sinh
Lời Chúa: 
Ga 15,12-17
 
 
Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. (Ga 15,12)
Thứ Tư sau Chúa Nhật V Phục Sinh
Lời Chúa: 
Ga 15,1-8
"Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy." (Ga 15,8)

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011







Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. (Ga 14,27)












Giuse Đinh Văn Thanh –  bài tập viết tin cuối khóa, đăng ngày 23/05/2011
MÁI ẤM HOA HUỆ: GẶP GỠ TRONG YÊU THƯƠNG
Buổi gặp gỡ giao lưu của các em mái ấm Hoa Huệ với các em mái ấm Đaminh diễn ra tối ngày 28/04/2011 tại mái ấm Đaminh, quận 12 (tp. HCM). Lần đầu tiên, các em trong hai mái ấm gặp gỡ nhau, cùng ăn uống vui chơi, sinh hoạt chung với nhau, giúp các em hiểu biết nhau hơn.
Đến tham dự buổi gặp gỡ này có cha Giuse Nguyễn Quang Huy dòng Đaminh, thầy Gioan Baotixita  Nguyễn Ngọc Thăng dòng Đức Mẹ Lên Trời. Sự có mặt đông đủ của 28 em, các thầy phụ trách  các em trong 2 mái ấm trên. Ngoài ra còn có sự tham gia của các anh chị trong nhóm Nụ Cười.
Các em cùng tham dự thánh lễ chiều lúc 18h00, do cha Nguyễn Quang Huy chủ tế, tại nhà nguyện. Sau thánh lễ các em cùng nhau ăn bữa tối với món bún bò, tiếp đến các em tham gia vui chơi có thưởng với các trò chơi, màn ảo thuật, lôtô trúng thưởng với rất nhiều phần quà hấp dẫn từ các anh chị tổ chức.
Buổi gặp mặt do các anh chị trong nhóm Nụ Cười tổ chức, mừng Chúa Phục Sinh. Nhóm do các anh chị Công giáo thành lập và hoạt động từ thiện được hơn 2 tháng nay.
Được biết, đây là các mái ấm nam, do 2 dòng tu phụ trách, các em đều có hoàn cảnh khó khăn hay mồi côi cha mẹ. Mái ấm Hoa Huệ có 17 em, tuổi từ 8 đến 18 tuổi và đang theo học ở các trường học công lập, do dòng Đức Mẹ Lên Trời thành lập năm 2000 và hoạt động cho đến nay. Mái ấm Đaminh hiện đang nuôi dưỡng 11 em nhỏ ( chủ yếu từ 3 tuổi đến 10 tuổi), các em sinh hoạt chủ yếu ở mái ấm, một số em học tại các trường mầm non và tiểu học, do dòng Đaminh thành lập 03/2010.
Buổi giao lưu kết thúc vào 21h00 cùng ngày, các em có thêm nhiều niềm vui tiếng cười sau ngày học căng thẳng. Là cơ hội để các em tiếp xúc, tìm hiểu sinh hoạt thường ngày của những bạn có hoàn cảnh giống mình, giúp các em biết sống chia sẻ, yêu thương hơn trong cuộc sống.



Thứ Ba sau Chúa Nhật V Phục Sinh
Lời Chúa: 
Ga 14,27-31a
27Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. 28Anh em đã nghe Thầy bảo: "Thầy ra đi và đến cùng anh em". Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy. 29Bây giờ, Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra, để khi xảy ra, anh em tin. 30Thầy sẽ không còn nói nhiều với anh em nữa, bởi vì Thủ lãnh thế gian đang đến. Đã hẳn, nó không làm gì được Thầy. 31Nhưng chuyện đó xảy ra là để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Chúa Cha và làm đúng như Chúa Cha đã truyền cho Thầy.


Suy niệm: 
Bình an của Chúa Giêsu mang đến không phải là thứ bình an mà thế gian ban tặng. Bình an của thế gian thường chỉ là đồng nghĩa với an phận, với trốn tránh, với thoả hiệp. Bình an của Chúa mang đến chỉ có thể có được bằng một giá đắt đỏ: Nó đòi hỏi sự chiến đấu, chấp nhận mất mát, có khi cả hy sinh mạng sống mình nữa. Bình an ấy chỉ có khi con người có thể thốt lên như Thánh Phaolô “Lương tâm tôi không trách tôi điều gì”
Còn gì quý hơn một cuộc sống mà tâm hồn luôn an bình thư thái. Bởi thế chúng ta có thể đề ra cho mình cả một chương trình sống mà mục tiêu là tạo dựng và gìn giữ bình an trong tâm hồn: Làm tất cả những gì có thể mang lại bình an cho mình và cho anh chị em. Tránh gây ra xung đột, va chạm. Tìm cách giải hóa và hòa giải các mầm mống có thể gây bất an. Nhất là tránh tội lỗi là thứ làm xáo trộn mình nhiều nhất.
Một lần được phỏng vấn trên truyền hình, Mẹ Têrêsa trực diện với một kẻ hỏi cắc cớ: “Bà yêu thương người nghèo điều đó rất tốt. Nhưng còn biết bao nhiêu người giàu có của Vatican và Giáo hội thì sao?” Mẹ nhìn thẳng vào người phỏng vấn và nói: “Thưa ông, ông không phải là người hạnh phúc. Có những điều đang xâu xé ông. Ông không có một chút bình an trong lòng”. Lời đó làm ông xụ mặt, và Mẹ tiếp tục khiến ông thêm quặn đau: “Ông nên có niềm tin tưởng”.
- Làm thế nào tôi có được niềm tin?
- Ông nên cầu nguyện.
- Nhưng tôi không thể cầu nguyện.
- Tôi sẽ giúp ông. Nhưng phần ông, ông nên cho những người xung quanh nụ cười. Một nụ cười làm ông gần những người khác. Nó mang sự thật về Thiên Chúa vào cuộc sống của chúng ta.

Bình an của Chúa Cha không phải là một thứ an tâm trong cám dỗ và thiếu xót, không phải là tránh lương tâm dưới áp lực của tội lỗi và tật xấu, không phải là đầu hàng để sống sai trái và bất công. Song bình an của Chúa là niềm hân hoan, vì tâm hồn được hòa giải với chính mình, với tha nhân và với Thiên Chúa. Dù có đau khổ trong tinh thần hay thân xác, cả những lo âu trăn trở thì những đau khổ, những lo âu ấy cũng được chấp nhận chia sẻ, và nó có một giá trị với những đau khổ của Chúa, như một chia sẻ với những khó khăn và thử thách với người mình yêu thương.
Để được hưởng sự bình an ấy, chúng ta cần sống hoà giải với Chúa, với tha nhân và với chính mình, nghĩa là không để tội lỗi làm mình bất nhân, bất nghĩa với Chúa, không để lòng mình để những khuấy động sôi sục vì những ghen ghét, vì những bon chen ước muốn quyền lực, danh vọng... Chúa ban bình an cho chúng ta là để chúng ta mang bình an cho tha nhân, để chúng ta trở thành dụng cụ bình an của Chúa với người khác.
Như vậy, bình an của Chúa Giêsu nói đây là một lời trăn trối cuối cùng của Ngài, khi Ngài sắp ra đi chịu chết, và cũng là bình an của sự vui khi Ngài sống lại. Bình an đó là điều quan trọng, vì đó là ơn của Chúa Thánh Thần ban, nó chính là hạnh phúc thật mà chúng ta đang tìm. Bình an đó Thiên Chúa còn muốn cho mọi người, cho mọi quốc gia trên thế giới đều được hưởng mà chúng ta gọi là “hòa bình”.
Cầu nguyên:
Lạy Chúa, có nhiều lần con tự trấn an mình bằng những gì mình có, con chiếm hữu và lo giữ lấy. Trước bạn bè, con giả vờ như rất an tâm giữa những tiếng ồn ào, huyên náo; nhưng thật sâu bên trong lại chẳng an tâm. Xin ban cho con bình an của Chúa, thứ bình an mà không đau khổ nào có thể chạm tới, bình an của một tâm hồn luôn sống trong sự thật.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Đức Giêsu đáp: "Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. (Ga 14,23)
Suy niệm: 
Làm Kitô hữu là được gia nhập gia đình yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi. Mỗi Ngôi Thiên Chúa đều yêu thương và chăm sóc chúng ta. Đó là một vinh dự và là một hạnh phúc to lớn. Cám ơn Chúa. Thái độ đối xử đúng nhất của Kitô hữu với Ba Ngôi Thiên Chúa là “nghe các giới răn Thầy truyền và tuân giữ”, vì thế tỏ ra mình yêu mến Thiên Chúa, và được Ngài yêu mến, tỏ mình ra và ở trong ta.
Trong cuốn sách the living stone có một câu chuyện như sau: Jonathan làm được những việc phi thường, phần lớn vì hấp thụ được từ vị thần khả kính. Ngày vị thần sắp lìa trần, ông gọi Jonathan về để gặp lần cuối. Jonathan hy vọng thầy sẽ truyền cho bí quyết đặc biệt mà suốt đời thầy còn cất giữ. Nhưng lời trăn trối của ông chỉ vỏn vẹn có mấy chữ “Hãy hành động vì lòng yêu mến”.
Chúa Giêsu trước khi giã biệt các môn đệ cũng nhắn nhủ các ông về điều căn bản “Ai nghe và giữ giới răn của Thầy, người ấy là kẻ yêu mến Thầy”. Chúa Giêsu không đòi hỏi những kẻ yêu mến Ngài phải có những rung động thuộc cảm tính…Tuy nhiên một tình yêu đúng nghĩa là luôn luôn tìm cách làm đẹp lòng người mình yêu, sẵn sàng cho đi tất cả vì người mình yêu, chứ không dừng lại ở những rung động ở thân xác phần nào nói lên tính vị kỷ của mình.
“Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại nơi người ấy”. Mỗi lần, bạn ấy xin cha mẹ đi chơi, chúng tôi đều cười nhạo: “Lớn rồi mà còn xin với xỏ. Mình trưởng thành rồi, muốn đi đâu thì đi, làm gì thì làm tuỳ ý”. Bạn ấy đã giải thích một cách đơn sơ nhưng hợp lý hợp tình: “Hẳn ba má không cần tôi xin, nhưng chắc chắn ba má tôi rất vui khi tôi xin phép như vậy. Tôi làm thế để được làm con và làm con thảo của ba mẹ tôi”.
Hẳn Chúa cũng rất vui khi tôi quan tâm lắng nghe và tuân giữ lời Ngài, để Ngài có thể đưa tôi vào sự hiệp thông tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. 
Cầu nguyện: 
Lạy Chúa, niềm hạnh phúc lớn nhất của chúng con là sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời chúng con. Có Chúa cùng đồng hành chúng con sẽ an vui và quên hết ưu phiền. Đó chính là hồng ân cao quý mà Chúa đã dành cho chúng con. Ôi! Còn gì hạnh phúc và êm đềm hơn khi có Chúa cùng đi với chúng con qua những thăng trầm của cuộc đời. Ôi! Còn gì vui sướng khi có Chúa là thành luỹ che chở cuộc đời chúng con. Chúng con xin hết lòng tạ ơn và ngợi khen tình yêu mà Chúa đã dành cho chúng con. Xin cho chúng con đừng bao giờ đánh mất Chúa là cùng đích cuộc đời chỉ vì những vinh hoa phú quý trần gian. Xin giúp chúng con biết sống kết hợp với Chúa như cành liền cây để sự sống, ân sủng và Lời của Chúa mãi tuôn trào trong cuộc sống chúng con. 
 
Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. (Ga 14,12)
 
 
 
 
Suy niệm: 
Bài Tin Mừng hôm nay được thánh Gioan ghi lại những lời của Chúa Giêsu trước khi Ngài đi chịu chết, có thể nói đó là những lời cuối cùng của Chúa Giêsu, hay còn gọi là "Chúc Thư" của Ngài để lại cho các tông đồ. Qua đó Chúa Giêsu cũng tiên báo về cuộc sống sau này mà các tông đồ phải làm chứng cho Chúa.
Phần mở đầu của bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã khuyên các tông đồ như sau: "Các con đừng xao xuyến, hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy". Sự lo lắng, xao xuyến, mất lòng tin vào Thiên Chúa, mất lòng tin vào Chúa Giêsu Kitô phải chăng đó là đặc điểm của con người trong xã hội ngày nay.
Chính vì thế, khi khởi đầu triều đại giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã lên tiếng mời gọi mọi người: "Đừng sợ! Đừng sợ! Hãy mở cửa tâm hồn đón nhận Chúa Kitô, đón nhận Thiên Chúa”. Lời "Đừng sợ" này đã được Đức Thánh Cha luôn luôn nhắc đi nhắc lại trong các dịp khác nhau để kêu gọi tất cả mọi đồ đệ của Chúa và tất cả mọi người có thành tâm thiện chí đang đứng trước những khó khăn thử thách "Đừng sợ, đừng xao xuyến, hãy tin vào Thiên Chúa và hãy tin vào Thầy", Đó là những lời trấn an của Chúa Giêsu đối với các tông đồ. Thật thế, trong cuộc đời rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Giêsu, các tông đồ không thể nào tránh khỏi những khó khăn thử thách xảy đến trong cuộc sống. Bởi vì, Chúa Giêsu không còn hiện diện bên cạnh một cách hữu hình với các ngài, có thể nói được là để giúp đỡ các ngài vượt qua được những thử thách, những khó khăn.
Về phần Chúa Giêsu, sau khi Phục Sinh, Ngài phải trở về cùng Thiên Chúa Cha. Do đó, tất cả các tông đồ cũng như tất cả các đồ đệ của Chúa, trong đó có cả chúng ta ngày nay nữa, chỉ còn bằng lòng với sự hiện diện thiêng liêng của Chúa, sự hiện diện của Ngài trong Bí tích Thánh Thể, sự hiện diện này không thể kiểm chứng được bằng giác quan.
Nhưng Chúa Giêsu, Ngài thấy trước hoàn cảnh này, nên Ngài đã kêu gọi các tông đồ cũng như mỗi người chúng ta hôm nay: "Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy". Vì thế người Kitô hữu phải là người can đảm nhất, không sợ một chướng ngại gì, vì có Chúa ở cùng. Bởi thế, đức tin mạnh mẽ sẽ giúp chúng ta vượt qua những khó khăn thử thách, giúp chúng ta đi tới cùng và luôn giữ vững niềm vui không những trong tâm hồn mà được thể hiện ra bên ngoài. Đó là niềm vui của những người Kitô hữu đầu tiên trong thời sơ khai.
Vào năm 165 (sau Chúa Giáng Sinh) cuộc bách hại đạo chống lại người Kitô hữu đã bùng nổ lại Rôma, đây là cuộc bách hại lần thứ tư. Thánh Pôlycapô lúc đó là Giám mục, thủ lãnh cộng đoàn Kitô và là đồ đệ của các tông đồ nhất định không chịu lẩn trốn mà còn hiên ngang đến trình diện trước mặt quan tổng trấn. Quan bắt ngài phải thề trung thành với hoàng đế Xêsarê và nói lời xúc phạm chối Đức Kitô để được tha về. Nhưng thánh nhân đã trả lời: "Tôi đã theo phục vụ Chúa từ bao năm nay, Chúa đã không làm gì hại tôi cả, làm sao tôi có thể nói lời xúc phạm đến Ngài là Vua và là Chúa của tôi được". Sau nhiều tần hăm dọa để bắt thánh nhân phải chối bỏ Chúa mà không được, quan ra lệnh đem lửa đến thiêu sống người. Thánh Pôlycapô vẫn không sợ và nói: "Lửa trần gian này có thể đốt tôi trong vòng một giờ rồi tắt, nhưng lửa thiêu đốt những lời nói xúc phạm đến Thiên Chúa thì sẽ không bao giờ tắt. Tôi không sợ và không chối bỏ Chúa". Quan ra lệnh thêm lửa thiêu sống Pôlycapô, nhưng lửa lại cuộn lại thành hình vòng cung bao bọc thánh nhân mà không hề xúc phạm đến thân xác người. Trước dấu lạ như vậy quan vẫn không nao núng, nhưng vẫn ngoan cố muốn giết cho được thánh nhân. Một người trong những tên lính đứng gần đó cầm gươm đâm thẳng vào ngực thánh Pôlycapo, và ngài đã chết để làm chứng cho Chúa, ngài đã chết trong vui tươi và không lo sợ.
Mỗi người Kitô hữu chúng ta ngày nay chắc chắn không gặp trường hợp giống như trường hợp của thánh Giám mục Pôlycapô là đòi buộc phải hy sinh mạng sống mình vì Chúa. Nhưng có thể trong cuộc sống hằng ngày của mình có những hoàn cảnh, có những điều phải hy sinh, có những điều buộc ta phải chấp nhận những thiệt thòi để được trung thành với Phúc âm và trung thành với Chúa. Nhưng chúng ta sẽ vui tươi không lo sợ, vì biết rằng cuộc đời của chúng ta bắt đầu từ Chúa và cũng sẽ trở về cùng Chúa, như lời Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng: "Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ... Thầy đi để dọn chỗ cho các và khi Thầy đã dọn chỗ xong rồi thì Thầy trở lại đón tiếp các con, để Thầy ở đâu các con cũng ở đó với Thầy".
Vậy vận mệnh cuối cùng của cuộc đời chúng ta là ở nơi nhà Cha, cho nên chúng ta không còn phải lo sợ trước những thử thách, trước những gian nan xảy đến, vì chúng ta biết rằng tất cả những thử thách ấy đều giúp cho mỗi người có dịp thuận tiện để hành trình trở về nhà Cha. Do đó, người Kitô hữu phải là người luôn vui vẻ, vì Thiên Chúa là Chủ Tể mọi vật trong vũ trụ luôn ở với chúng ta và đứng về phía chúng ta. Hơn nữa, Ngài có thể dùng quyền năng của Ngài để biến đổi những thử thách, những nỗi buồn của chúng ta trở thành niềm vui và là niềm vui đời đời.










Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philípphê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. (Ga 14,9)

Suy niệm: 
Được biết Thiên Chúa và được thấy Ngài, đó là ước muốn rất chính đáng và rất sâu xa của mọi tín hữu. Chúa Giêsu đáp ứng ước vọng đó: “Ai thấy Thầy là xem thấy Cha Thầy”. Nhìn Chúa Giêsu ta có thể biết Chúa Cha như thế nào: Nhân từ, hiền hậu, gần gũi với những người đau khổ, khoan dung với những kẽ tội lỗi…Thiên Chúa mà chúng ta thờ là như thế đó.
“Ai tin vào Thầy người ấy sẽ làm được những việc Thầy làm. Người ấy còn làm được những việc lớn lao hơn, vì Thầy về với Cha”. Chúa Giêsu nói đến sức mạnh và năng lực kì diệu Ngài sẽ ban cho kẻ tin vào Ngài. Các vị Thánh đã tin và đã làm được những phép lạ như Chúa Giêsu. Tôi có tin không? “Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra như Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình”. (Ga14,10).
Một vị vua nọ có lần nẩy ra ý nghĩ táo bạo : ông cho triệu mời các lãnh đạo tôn giáo đến và ra lệnh trong một tuần phải làm thế nào cho ông thấy được Thiên Chúa, nếu không sẽ bị chém đầu. Thật là một đòi hỏi nan giải và hóc búa: làm thế nào có thể thoả mãn được một ước muốn càn gở như thế. Biết được nỗi lo âu của các nhà lãnh đạo, một kẻ chăn chiên đến xin được làm công việc đó. Buổi sáng nọ, kẻ chăn chiên dẫn nhà vua đến đồng cỏ nơi anh thường chăn súc vật. Họ đi bộ, chứ không dùng xe, khi tới nơi, mặt trời đã gần đỉnh ngọ. Kẻ chăn chiên đưa tay chỉ mặt trời và xin nhà vua nhìn. Vua nổi giận bảo anh muốn làm mù đôi mắt của ông hay sao. Bấy giờ kẻ chăn chiên mới quì xuống trước mặt vua và thưa: "Tâu bệ hạ, chỉ một vật do bàn tay Thiên Chúa tạo dựng mà ánh quang của nó rực rỡ đến nỗi bệ hạ chẳng dám nhìn, thì làm sao bệ hạ có thể nhìn thấy Thiên Chúa được". Chính lúc ấy, nhà vua đã nhìn thấy Thiên Chúa không phải bằng đôi mắt, nhưng bằng niềm tin.
Trong tin mừng hôm nay, Philipphê, một trong nhóm mười hai đã xin Chúa Giêsu tỏ cho thấy Thiên Chúa Cha. Chắc hẳn khi nói điều đó Philipphê đã liên tưởng đến hình ảnh một Thiên Chúa quyền năng đã tỏ vinh quang Ngài trên núi Sinai, một Thiên Chúa mà Môsê chỉ được thấy phía sau lưng Ngài. Tâm trạng của Philipphê cũng là tâm trạng của rất nhiều người trong chúng ta, đó là một niềm tin đòi hỏi sự lạ. Bởi thế, không ít người sẵn sàng hao tốn tiền bạc và thời giờ để để tìm đến những nơi xẩy ra sự lạ, đối với họ, một lần hành hương có ý nghĩa và giá trị cho cả cuộc đời.
Đáp lại yêu cầu Philipphê, Chúa Giêsu đã đưa ra một khẳng định và một câu hỏi: trước hết Ngài nêu lên một chân lý: "Ai thấy Thầy là thấy Cha Thầy", đó là một thực tại đã quá hiển nhiên: câu hỏi tiếp sau đó như một nhắc nhở cho Philipphê : Hãy nhìn lại cuộc sống thân tình giữa Thầy và các môn đệ. Những lời Thầy nói, những việc Thầy làm, không phải là của Thầy, mà là của Thiên Chúa Cha ở trong Thầy. Sự thân tình quen thuộc đã khiến cho các môn đệ không nhận ra Ngài là Thiên Chúa. Lời nhắc nhở của Chúa Giêsu đối với Philipphê cũng là lời nhắc nhở chúng ta: đừng để những nét quen thuộc bên ngoài che mất thực tại bên trong. Tìm kiếm Thiên Chúa là điều tốt, nhưng thật đáng trách khi đứng trước mặt Ngài mà chẳng nhận ra Ngài. Chúng ta nôn nao tìm dấu lạ, nhưng dấu lạ xẩy ra trước mắt mà chẳng nhìn thấy: hằng ngày qua lời truyền phép, Chúa Giêsu hiện diện trên bàn thờ, nhưng đã thấy khi chúng ta tỏ thái độ cung kính tin nhận Ngài ? Trong cuộc sống biết bao lời cầu xin được dâng lên Thiên Chúa nhưng đã mấy lần chúng ta phản tỉnh để nhận ra ơn lành Ngài ban.
Ước gì chúng ta giữ mãi thái độ tìm kiếm, một sự tìm kiếm không ở đâu xa, nhưng trong chính cuộc sống quen thuộc hằng ngày. Đập vỡ chiếc vỏ quen thuộc bằng cách ngạc nhiên đặt câu hỏi, chắc chắn chúng ta sẽ nhận ra khuôn mặt của Thiên Chúa.
Cầu nguyện: 
Lạy Chúa Giêsu, chúng con biết Chúa là Đấng nhân từ, giàu lòng thương xót và rất từ bi. Chúa luôn gần gũi với những người khổ đau nghèo đói. Chúa luôn đối xử khoan dung với những ai lầm lỡ. Chúa đã tỏ cho chúng con thấy một tình yêu thuỷ chung và sắt son của Chúa. Chúa đã yêu chúng con và yêu cho đến cùng. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa tình yêu thương để chúng con cũng đối xử nhân ái bao dung với nhau. Xin giúp chúng con biết hoạ lại dung nhan hiền hậu của Chúa giữa cuộc sống còn đầy hận thù, bất công, đang cạn kiệt lòng nhân ái bao dung.
Lạy Chúa, Chúa đã từng nói: “ai thấy Thầy là thấy Cha”. Xin cho đời sống chúng con cũng phản ánh hình ảnh yêu thương của Chúa cho thế giới hôm nay. Amen
Thứ Sáu sau Chúa Nhật IV Phục Sinh x
Lời Chúa: 
Ga 14,1-6
1Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. 2Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. 3Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. 4Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi." 5Ông Tôma nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường? " 6Đức Giêsu đáp: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.” 


Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. (Ga 14,6)


Suy niệm: 
Khi chơi trò tìm đường dẫn đến một địa điểm được yêu cầu thì người tham dự thường lúng túng, vì có quá nhiều đường vẽ dẫn tới nơi. Nhưng nếu tinh vi quan sát một chút, ta sẽ thấy việc tìm kiếm dễ như trở bàn tay. Đó là thay vì với nhiều điểm bắt đầu, với nhiều ngã rẽ, ta sẽ bắt đầu từ nơi đến rồi bắt đầu đi ngược lại ta sẽ dễ dàng tìm ra con đường tới nơi đến. Như vậy, điều cần thiết không phải chỉ là biết mà còn là biết nơi mình đến, cần biết nơi mình đến trước khi mình đi, ta sẽ đi đến đích nhanh hơn.
Thánh Tôma hỏi Chúa Giêsu, thì Ngài lý luận theo cùng một nguyên tắc như trên, nhưng ở đây trường hợp mà Thánh Tôma đặt ra coi như là không còn cần thiết nữa, nếu con người tìm được mối liên lạc với con đường đi là chính “Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14, 6). Chúa Giêsu đã mạc khải cho người đồ đệ của Ngài biết nơi phải đến và con đường dẫn đến, đó là chính Ngài “Thầy là Đường là Sự Thật và là Sự Sống”. Vậy điều quan trọng nhất là sống theo Ngài, sống kết hợp với Ngài, đừng rời xa Ngài, nhất là khi gặp gian nan thử thách, vì Chúa đã cảnh tỉnh trước cho các môn đệ : “Hãy tin ở Thiên Chúa và hãy tin ở Ngài” (Ga 14, 1).
Đường về quê trời có nhiều thử thách, nhưng người đồ đệ có thể vượt qua dễ dàng nếu biết để Chúa hướng dẫn, để Chúa đưa mình tới nơi Ngài muốn. Bí quyết căn bản của người Kitô hữu là để Chúa được tự do dẫn đưa mình đi và chính họ phải biết cộng tác với Chúa, tức là để Chúa Giêsu chiếm hữu mình như các tông đồ xưa. Thánh Phaolô đã bộc lộ tinh thần sống và bí quyết đó là : “Tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi”. Ước chi cuộc đời tôi đang sống, tôi muốn có được một niềm tin hoàn toàn vào Đấng đã yêu thương tôi và trao nộp chính mình cho tôi.
Cầu nguyện: 
Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, Chúa đã chỉ cho con biết đường về Quê Trời, đường dẫn con tới đường phúc thật và chỉ có một điều cần, đó là sự cộng tác của con với ơn Chúa. Cần tin tưởng vào Chúa, để Chúa hướng dẫn cuộc sống mình, chúng con tự phụ ỷ lại vào sức riêng mình thì chúng con sẽ làm hư hoại chương trình của Chúa. Xin Chúa cho chúng con thay đổi tâm thức, thay đổi con tim để chúng con mỗi ngày trở nên vâng phục, cộng tác tích cực vào sự hướng dẫn của Chúa. Amen.

Thứ Năm sau Chúa Nhật IV Phục Sinh
Lời Chúa: 
Ga 13,16-20
16Thật, Thầy bảo thật anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi. 17Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em! 18Thầy không nói về tất cả anh em đâu. Chính Thầy biết những người Thầy đã chọn, nhưng phải ứng nghiệm lời Kinh Thánh sau đây: Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con. 19Thầy nói với anh em điều đó ngay từ lúc này, trước khi sự việc xảy ra, để khi sự việc xảy ra, anh em tin là Thầy Hằng Hữu. 20Thật, Thầy bảo thật anh em: ai đón tiếp người Thầy sai đến là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.

Suy niệm: 
Thiên Chúa Cha đã sai Con Một của Ngài đển thế gian để giảng dạy cho mọi người con đường cứu rỗi, và khi đã hoàn tất sứ mệnh của Ngài trên trần gian này, Chúa Giêsu sai các môn đệ Ngài đi loan báo Tin mừng cứu rỗi cho mọi tạo vật. Sự chính thống đó được Chúa Giêsu quả quyết như chúng ta có thể đọc thấy trong Tin mừng hôm nay : "Thầy bảo thật các con, ai đón nhận kẻ Thầy sai là đón nhận Thầy, và ai đón nhận Thầy là đón nhận Đấng đã sai Thầy".
Trong văn mạch của Phúc âm, trước khi nói những lời trên, Chúa Giêsu đã làm gương cho các Tông đồ của Ngài : Ngài rửa chân họ và sau đó khi trở lại bàn ăn, Ngài nói với họ : "Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai không trọng hơn kẻ đã sai mình". Thật là đơn giản, nhưng là một sự đơn giản đòi hỏi : đời sống truyền giáo của Giáo hội phải rập khuôn với cuộc đời của Chúa Giêsu, với tấm gương Ngài đã sống và đã giảng dạy. Giáo Hội phải biết phục vụ trong khiêm tốn, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Chúa.
Là những người đã lãnh nhận Bí tích rửa tội, chúng ta đều là những môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta phải tiếp tục sứ mệnh của Chúa Giêsu bằng đời sống yêu thương và Phục vụ, trở nên muối và ánh sáng cho thế gian.
Cầu nguyện: 
Lạy Chúa Giêsu, năm xưa Chúa đã buồn vì Giuđa phản bội. Chúa đã buồn vì Giuđa từng ngồi chung bàn, đi chung đường với Chúa nhưng lại nuôi giã tâm phản bội Chúa. Ngày nay, có lẽ Chúa cũng buồn khi chúng con rước Chúa cách bất xứng. Chúa sẽ tiếp tục buồn khi chúng con rước Chúa nhưng không dám sống theo lời Chúa. Chúa sẽ càng buồn hơn khi chúng con rước Chúa mà lòng vẫn nuôi dưỡng những hận thù, ghen ghét, những tư tương xấu, cùng những đam mê thấp hèn.
Xin Chúa tha thứ cho chúng con. Xin Mình và Máu Thánh Chúa hàn gắn lại những thương tích do tội lỗi gây ra trong tâm hồn chúng con. Xin Thánh Thể Chúa nâng đỡ những yếu đuối của tâm hồn chúng con. Xin giúp chúng con biết sửa đổi bản thân khỏi những ham muốn tội lỗi, những thói đời sa đoạ đang làm băng hoại cuộc đời chúng con. Xin giúp chúng con biết nuôi dưỡng như tư tưởng thanh cao. Xin giúp chúng con luôn mang trong mình tâm tình hoà bình hơn là nuôi dưỡng những ghen ghét, hận thù. Xin đừng để chúng con quay lưng lại với Chúa vì những đam mê thấp hèn.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết dọn mình cho xứng đáng đón rước Chúa mỗi ngày. Xin giúp chúng con biết siêng năng kết hợp với Chúa qua bí tích Thánh Thể, để nhờ ơn Chúa, chúng con kiện toàn con người mình mỗi ngày được trở nên giống Chúa hơn. Amen

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011



Tôi là ánh sáng đến thế gian, để bất cứ ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối. (Ga 12,46)

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. (Ga 10,28)




Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi. (Ga 10,14)
Cửa chuồng chiên – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.
Cửa có hai công dụng. Để đóng vào và để mở ra. Có những cánh cửa như cửa tù ngục để giam kín phạm nhân. Có những cánh cửa giam hãm, bưng bít con người không cho thông giao với thế giới bên ngoài. Có những cánh cửa lò sát sinh nhốt thú vật để giết chết. Đó là những cánh cửa đóng kín chết chóc, huỷ hoại. Có những cánh cửa mở ra đón gió mát, đón khí trong lành, đón ánh sáng mặt trời tươi vui. Có những cánh cửa mở ra những chân trời xa tắp, khơi lên trong tâm hồn mơ ước cao xa. Có những cánh cửa mở ra đón nhận anh em trong tình huynh đệ thân mến. Đó là những cánh cửa mở ra sự sống.
Hôm nay, Chúa Kitô nói: “Ta là cửa chuồng chiên”, Người đã tự nhận mình là cánh cửa. Chúa Giêsu là cánh cửa không phải để đóng kín giam hãm đàn chiên. Nhưng là cánh cửa mở ra.
Chúa Giêsu là cánh cửa mở ra những chân trời vô tận.
Thỉnh thoảng ta nghe có dư luân xôn xao về ngày tận thế. Tất nhiên đó là một tin đồn thất thiệt, nhảm nhí, đượm mầu sắc mê tín dị đoan. Nhưng tin đồn đó cũng nói lên một sự thực là: Thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới hạn hẹp, sinh mạng con người là bèo bọt, kiếp sống con người là monh manh. Thật đáng buồn nếu con người chỉ có thế, bị kết án chung thân vào một thân xác mau tan rã, bị giam hãm trong một thế giới vật chất mau tàn tạ.
Chúa Giêsu Phục sinh đã phá vỡ vòng vây giam hãm đó. Khi tảng đá lấp cửa mộ lăn ra, Chúa Giêsu đã mở ra cho nhân loại một cánh cửa. Cánh cửa đó dẫn vào một không gian vô tận. Từ nay con người không còn bị kết án chung thân vào thân xác mau tan rã nữa, vì Chúa Giêsu phục sinh đã mặc lấy thân xác vinh hiển không bao giờ chết. Từ nay con người không còn bị giam hãm trong thế giới vật chất mau tàn tạ nữa, vì Chúa Giêsu Phục sinh đã mở lối ra thế giới thần linh, trong đó con người sống trong tự do, không còn bị ràng buộc trong không gian. Đó là một thế giới mới, thế giới vĩnh hằng, không bao giờ tàn tạ, thế giới vô biên chẳng có giới hạn.
Khi mở cánh cửa vào thế giới thần linh, Chúa Giêsu đã đẩy lùi ranh giới của thế giới vật chất đến vô hạn. Khi mở cánh cửa vào thế giới thần linh, Chúa Giêsu đã chắp cánh cho ước mơ của con người. Ước mơ ấy chẳng còn hạn hẹp trong những hạn chế của vòng vây thế giới, nhưng bay lên ngang tầm trăng sao để mơ những giấc mơ thần thánh. Khi mở cửa và thế giới thần linh, Chúa Giêsu đã giải phóng con người khỏi cảnh ngộ nô lệ vật chất hư hèn, nâng con người lên cuộc sống tự do của con Thiên Chúa.
Chúa Giêsu là cánh cửa mở ra suối nguồn sự sống
Thật là vô lý nếu con người sống chỉ để chết. Thật là vô lý nếu chết là hết. Nếu định mệnh con người là như thế, thà không sống còn hơn. Mỗi khi vào bệnh viện, ta không khỏi suy nghĩ khi nhìn những bệnh nhân rên xiết, quằn quại đau đớn hoặc thấy những tấm thân gầy còm, những khuôn mặt hốc hác. Đó là cái chết đang sống hay là một sự sống đang chết? Đời sống như thế còn có ý nghĩa gì không?
Chúa Giêsu đã bước vào thế giới kẻ chết để chiến đấu chống lại thần chết. Người đã chiến thắng. Và khi Người mở cửa mộ bước ra, Người đã mở cánh cửa dẫn vào một cuộc sống mới. Cuộc sống mới là một cuộc sống trọn vẹn bởi vì không còn bóng dáng Thần chết. Cuộc sống mới là một cuộc sống sung mãn bởi vì chẳng còn vết tích của đau khổ, bệnh tật, đói khát. Cuộc sống mới là một cuộc sống siêu nhiên trong đó con người được nâng lên làm con Thiên Chúa, được tham dự vào chính sự sống của chúa. Cuộc sống mới là một cuộc sống hạnh phúc vì được kết hợp với Thiên Chúa Ba Ngôi trong một tình yêu trọn hảo.
Như thế cuộc sống con người vẫn có một hướng đi lên, để được nâng cao, để được phong phú, để được hoàn hảo. Chính vì thế mà dù biết cuộc sống khổ đau, người ta vẫn vui mừng khi một em bé chào đời. Chính vì thế người ta vẫn ăn mừng sinh nhật, coi đó là ngày trọng đại trong đời người.
Chính Chúa Giêsu đã biến đổi thân phận con người. Con người sinh ra không phải để chết, nhưng để sống, sống sung mãn, sống trọn vẹn, sống vĩnh viễn trong suối nguồn sự sống.
Nhưng để mở ra cho ta những chân trời vô tận của con Thiên Chúa, chúa Giêsu đã chịu nhận lấy kiếp sống mong manh, phù du, bèo bọt của con người. Để mở ra cho suối nguồn sự sống, Người đã phải đón nhận cái chết đau đớn. Người chính là vị Mục tử chân chính đã thí mạng vì đàn chiên.
Chúa Giêsu quả thật là cánh cửa mở ra cho đàn chiên đi đến những chân trời xa rộng, đi đến những đồng cỏ xanh tươi, đi đến những dòng suối trong lành.
Chúa Giêsu quả là vị mục tử tốt lành luôn chăm sóc đoàn chiên, luôn nuôi dưỡng đoàn chiên bằng những lương thực bổ dưỡng. Chúa Giêsu đã đến cho ta được sống và được sống dồi dào.
Đó là cánh cửa duy nhất dẫn đến sự sống, ta hãy theo sát gót Người. Đó là người mục tử duy nhất, ta hãy nghe tiếng Người. Hãy đến với Người để Người đưa ta đến những chân trời xa rộng. Hãy đến với Người để Người băng bó vết thương, xoa dịu nỗi đau và phục hồi sự sống. Hãy đến với Người để Người đổ tràn tình yêu và sự sống vào tâm hồn ta.